Việc khai thác dầu mỏ ở Iraq hiện không có chính sách rõ ràng. Chính quyền các vùng tự trị và chính quyền trung ương ai muốn viec lam khai thác thế nào thì làm. Thông báo của chính quyền người Kurds về ý định xây dựng một đường ống dẫn dầu xuất trực tiếp từ khu người Kurds đến Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy tranh chấp dầu mỏ giữa Chính phủ Iraq và người Kurds Iraq vào cao trào mới.
Bộ trưởng các Nguồn tài nguyên ở khu vực người Kurds, Ashti Hawrami, nói: “Vào tháng 8/2013, chúng tôi sẽ có thể xuất khẩu trực tiếp dầu thô từ các giếng dầu khu vực người Kurds”. Ông Hawrami tái khẳng định rằng chính quyền Kurds ở miền Bắc Iraq sẽ nhận 17% doanh thu mà khu vực này được ngân sách quốc gia Iraq cho phép và chuyển số viec lam dau khi còn lại cho Chính phủ Iraq.
Tuy nhiên, bất chấp thông báo về kế hoạch này, hai bên vẫn chưa ký kết thoả thuận về xây dựng đường ống dẫn dầu. Thông tin ban đầu cho thấy công suất đường ống này sẽ đạt khoảng một triệu thùng dầu thô/ngày. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận số dầu này rồi tái xuất camera quan sat các sản phẩm dầu được tinh lọc tại Thổ Nhĩ Kỳ cho người Kurds. Theo các nguồn tin trong ngành, đường ống này sẽ không thể hoàn tất và xuất khẩu trước tháng 1/2014. Ngoài ra, hai bên còn có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khác trong vòng 3-4 năm để xuất khẩu khí đốt từ các giếng của người Kurds Iraq sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Về chính trị, động thái này có thể được xem như một nỗ lực mới nhằm tái khẳng định sự độc lập của chính quyền người Kurds với các chính sách của chính phủ liên bang Iraq. Trước thông báo này vài tuần, chính quyền người Kurds đã ngừng xuất khẩu khoảng 100.000 thùng/ngày thông qua đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ. Ở cấp độ ngành dầu, thông báo này thúc đẩy lợi ích của các doanh nghiệp dầu đang hoạt động ở khu người Kurds vì tuyến đường xuất khẩu này sẽ giúp tăng lợi nhuận, thay vì bị giới hạn cho thị trường địa phương.
Thỏa thuận về đường ống dẫn dầu này thể hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Iraq. Chính sách lâu nay của Ancara là không nhận dầu xuất khẩu từ vùng người Kurds Iraq mà không có sự chấp thuận của Baghdad. Thông báo trên được đưa ra vào thời điểm những bất đồng giữa Baghdad và Ancara đã đạt đến mức nghiêm trọng. Phản ứng trước thoả thuận này, Baghdad lập tức ra quyết định ngừng xuất khẩu nhiên liệu vận tải cho người Kurds trong vòng một tháng. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời giải, như liệu các dự án đầu tư và xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ vào Iraq, trị giá 12 tỷ USD, có bị tác camera quan sat động không? Thực tế, chính sách của Chính phủ Iraq về vấn đề này dựa trên nguyên tắc: các nguồn tài nguyên quốc gia là tài sản của toàn bộ ngưòi dân Iraq, nên chỉ có nhà nước được quyền hành động với những nguồn này. Chính sách này được giới lãnh đạo ngành dầu mỏ ủng hộ vì nó là sự tiếp nối chính sách dầu lửa Iraq thống nhất.
Thông báo xuất khẩu trực tiếp dầu mỏ của người Kurds là thách thức thứ hai đối với chính sách dầu lửa Iraq, vì theo luật, xuất khẩu dầu là đặc quyền riêng của Tổ chức tiếp thị dầu lửa nhà nước Iraq (SOMO). Trong khi thách thức thứ nhất là việc chính phủ người Kurds Iraq ký các thỏa thuận chia sẻ sản xuất với các công ty dầu mỏ quốc tế mà gần đây nhất camera quan sat là việc ký kết sáu thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil của Mỹ, đưa tổng số thỏa thuận giữa chính phủ người Kurds và các công ty dầu lửa quốc tế lên con số 50. Thách thức thứ ba có thể phải tính đến trong trường hợp chính quyền người Kurds cho phép khoan thăm dò tại các khu vực tranh chấp bên trong Iraq, như các khu vực mà chủ quyền chưa được phân định cho chính phủ liên bang hay người Kurds. Iraq có nhiều khu vực như vậy, trong đó đáng chú ý nhất là tỉnh Kirkuk, với các nguồn dự trữ dầu mỏ lớn và dân số đa sắc tộc (người Arập, Kurds, Thổ và Công giáo). Bất kỳ sự kiện nào ở đây đều có thể dẫn đến các cuộc xung đột nội bộ. viec lam
Lý do chính phía sau những bất đồng giữa Baghdad và các tỉnh cùng khu tự trị là những điều khoản mơ hồ và mâu thuẫn của Hiến pháp 2005, xét tới quyền pháp lý và trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện các chính sách liên quan tới khu vực dầu mỏ. Sự mơ hồ này giúp một số người theo đuổi những chủ trương cá nhân, trong khi làm tăng vấn đề tham nhũng. Điều này cũng cho phép Thủ tướng Maliki tiếp tục thực hiện các chính sách độc đoán mà không cần chú ý tới hậu quả đối với sự thống nhất đất nước. Nếu hướng đi này còn tiếp viec lam diễn, những bất đồng về chia cắt Iraq sẽ ngày càng lớn. Những tranh chấp dầu mỏ nảy sinh vì chính phủ mới của Iraq sau khi Mỹ rút quân đã thực hiện đường lối phe phái và sắc tộc, nên phải tính đến lợi ích của tất cả các phe phái. Nhưng trên thực tế, phái lớn nhất tìm cách độc chiếm quyền lực và các nguồn tài nguyên, mà không tính đến lợi ích của những bộ phận và sắc tộc khác trong hệ thống nhà nước liên bang. Ví dụ điển hình của sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực nội bộ là tranh cãi về việc thông qua luật dầu mỏ từ năm 2007 đến nay, và là nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn dầu mỏ tại đất nước này suốt nhiều năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét